Trang chủ bánh đúc Bánh Đúc Nóng cho ngày vào thu

Bánh Đúc Nóng cho ngày vào thu

Giới thiệu

Đầu bếp :

4sweetseasons

Bánh Đúc Nóng cho ngày vào thu

Hà Nội đã bắt đầu vào thu gió hiu hiu thổi và mùi hoa sữa đã bắt đầu nồng nàn. Với không khí này ngồi trong một góc phố nho nhỏ thưởng thức một bát bánh đúc nóng thì quả là tuyệt với. Mình không thích ăn bánh đúc lạc truyền thống lắm nhưng với món này thì hoàn toàn khác. Bánh dẻo mền ăn cùng thịt băm, hành khô, rau mùi và nước sốt chua ngọt thật tuyêt. Cứ nghĩ nó khó lắm nhưng quả thực nó không hề khó như mình nghĩ.

Hướng dẫn nấu nướng

* Bước 1

Xử lý nước vôi trong: Công dụng của nước vôi trong làm cho bánh dẻo, dai và trong. Nước vôi trong được dùng khá nhiều trong thực phẩm và nó khá là an toàn. Nếu xử lý nước vôi trong không khéo hoặc cho quá nhiều sẽ làm cho đánh đúc bị nồng mùi vôi. Có thể sử dụng vôi bột hoặc vôi đã tôi. Mình sử dụng vôi đã tôi hay vôi mà mấy bà vẫn dùng để ăn trầu cau ấy. Khoảng 45g vôi + 300ml nước. Hòa tan rùi để vôi lắng trong vài giờ. Lọc lấy phần nước trong ở bên trên. Khi này ta thấy có một lớp màng mỏng ở bên trên bát nước vôi này (nó là phần nước vôi trong tác dụng với oxy trong không khí). Khi sử dụng dùng khăn xô lọc phần màng này đi. Có thể làm nhiều và tích trữ trong lọ nhựa, gốm hoặc thủy tinh dùng dần (không nên dùng hũ kim loại nhé). Công thức này sử dụng 100ml nước thành phẩm này nhé. Lưu ý: không nên để nước vôi trong có lẫn vôi, nó sẽ làm bánh đúc có mùi khá là nồng.
Ảnh Bước 1

* Bước 2

Hòa tan bột vào với nước và nước vôi trong. Gâm bột khoảng 3 đến 5 tiếng. Gâm càng lâu bột nở càng dẻo và ngon. Nếu thời tiết quá nắng nóng thì để hỗn hợp này vào ngăn mát tủ lạnh nhé (để tránh hỗn hợp bị chua).
Ảnh Bước 2

* Bước 3

Trong khi đợi bột nở thì sơ chế thịt : Thịt nạc vai băm nhỏ, mọc nhĩ nấm hương ngâm nở, rửa sạch, băm nhỏ. Cho hành vào phi thơm, cho thịt băm vào đảo đều, thêm mắn muối tùy vị (nên cho nhạt vì khi ăn có dùng thêm với nước sốt rùi nhé). Thêm mộc nhĩ, nấm hương băm nhỏ vào. Múc ra bát.
Ảnh Bước 3

* Bước 4

Làm nước sốt: Nước để ăn cùng với bánh đúc nóng chính là nước chấm chua ngọt nhưng mình thấy nước chấm này có nhiều vị ngọt hơn. Với công thức trên hòa tan toàn bộ và đổ hỗn hợp vào nồi đun sôi. Giữ ấm nước sốt này.
Ảnh Bước 4

* Bước 5

Làm hành khô phi: Hành khô củ bóc vỏ ngâm với nước lạnh cho ra hết nhựa để khi thái không bị cay mắt. Ngâm khoảng 10-15 phút, vớt ra để ráo, thái thành lát mỏng. Cho khoảng 1 thìa cà phê bột năng để bao phủ một lớp áo mỏng cho hành khô trước khi chiên. Cách này sẽ làm cho hành giòn hơn. Nếu không có sẵn bộ năng có thể bỏ qua. Chuẩn bị một chiếc chảo sâu nòng. Đổ ngập dầu ăn. Đun dầu tới khi nóng già. Đổ toàn bộ hành cắt lát vào chảo. Khi hành bắt đầu ngả màu vàng nhanh chóng vớt hành ra, sức nóng còn lại cũng đủ hành vàng thêm. Bước này không nhanh rất dễ làm cháy hành. Vớt hành để ra giấy thấm dầu. Có thể làm nhiều cất vào trong lọ để tủ lạnh để ăn dần.
Ảnh Bước 5

* Bước 6

Đến công đoan quấy bánh đúc: Sau khi bột gạo ngâm đạt cho toàn bộ vào nồi thêm muối. Đun lửa vừa và quấy liên tục và chú ý vét thành nồi. Hỗn hợp bột sẽ nhanh chóng đặc lại. Sau đó bột sẽ trong dần. Khi toàn bột trong nồi trong, hạ lửa giảm một chút nhưng không quá bé, vẫn quấy liên tục. Khoảng 15-20 phút nữa là được. Cảm thấy bánh róc khỏi thành khuôn là được. Bánh lúc này mới đạt, vừa dẻo vùa dai.
Ảnh Bước 6

* Bước 7

Lưu ý: Bánh đúc càng quấy lâu càng ngon. Trong khi quấy nếu bánh bị quá đặc thì có thể cho thêm nước nóng để làm bánh loãng ra nhé. Bánh đặc quá ăn sẽ không ngon đâu. Tham khảo tại: 4sweetseasonsvn.wordpress.com
Ảnh Bước 7

chú ý: nếu có ảnh bạn có thể click để xem phóng to

Lời khuyên của các chuyên gia về về bữa ăn lành mạnh

1. Một nửa khẩu phần ăn là rau và trái cây

2. Thêm protein nạc

3. Đừng quên sữa

4. Bao gồm ngũ cốc nguyên hạt

5. Tránh tiêu thụ quá nhiều chất béo

6. Hãy sáng tạo trong nhà bếp

7. Thử làm món mới

8. Ăn vặt một cách lành mạnh

Xem thêm
🇻🇳 Việt Nam 🇺🇸 USA 🇮🇩 Indonesia

Copyright © 2024 An Ngon Ne