Trang chủ Công Thức Mứt Cách làm mứt dừa truyền thống

Mứt Dừa Truyền Thống

Giới thiệu

Đầu bếp :

Niệm Vân

Cách làm mứt dừa truyền thống

Mứt dừa trắng tinh, dẻo ngọt thanh nhẹ rất được ưa chuộng trong những ngày Tết sắp tới, đặc biệt mứt có vị beo béo đặc trưng của cùi dừa nhưng lại thoảng hương thơm mát của lá nếp, nhâm nhi với chén trà nóng sẽ rất ngon miệng.

Nguyên liệu

Khẩu phần ăn :

4 người
500 Gr

Cùi dừa

3 Lá

Lá dứa

Dụng cụ chế biến

Nồi, muỗng, dao, thớt, bếp

Hướng dẫn nấu nướng

* Bước 1

Dừa chọn loại bánh tẻ, hơi mềm thì khi làm mứt sẽ có độ mềm ngọt tự nhiên của cùi dừa. Cạo thật sạch phần vỏ rám bên ngoài rồi dùng bàn nạo, nạo dừa thành những sợi mỏng và dài vòng tròn theo cùi dừa.
Dừa chọn loại bánh tẻ, hơi mềm thì khi làm mứt sẽ có độ mềm ngọt tự nhiên của cùi dừa. Cạo thật sạch phần vỏ rám bên ngoài rồi dùng bàn nạo, nạo dừa thành những sợi mỏng và dài vòng tròn theo cùi dừa. Dừa chọn loại bánh tẻ, hơi mềm thì khi làm mứt sẽ có độ mềm ngọt tự nhiên của cùi dừa. Cạo thật sạch phần vỏ rám bên ngoài rồi dùng bàn nạo, nạo dừa thành những sợi mỏng và dài vòng tròn theo cùi dừa.

* Bước 2

Đun sôi 1 nồi nước trắng, cho toàn bộ phần cùi dừa vào trần và tắt bếp. Để ngâm cùi dừa trong nước nóng chừng 15 phút để dừa ra bớt dầu, khi làm mứt để được khá lâu mà không bị hôi dầu. Sau đó vớt dừa nạo sợi ra rửa lại thật sạch, để thật ráo nước.
Đun sôi 1 nồi nước trắng, cho toàn bộ phần cùi dừa vào trần và tắt bếp. Để ngâm cùi dừa trong nước nóng chừng 15 phút để dừa ra bớt dầu, khi làm mứt để được khá lâu mà không bị hôi dầu. Sau đó vớt dừa nạo sợi ra rửa lại thật sạch, để thật ráo nước.

* Bước 3

Cứ 500g cùi dừa đã sơ chế, các bạn cho vào 200g đường. Độ ngọt này mình chỉ dùng ở mức độ vừa phải để mứt ngọt thanh nhẹ nhàng và không bám quá nhiều đường sau khi sao khô, nếu các bạn thích vị ngọt đậm thì có thể tăng lượng đường lên 250g - 300g, lúc này mứt dừa sẽ ngọt sắc nhưng khi thưởng thức sẽ rất mau ngán đấy nhé. Trộn đều đường với dừa nạo, để chừng 4-6h cho đường tan hết và cùi dừa ngấm đường. Trong thời gian trộn đường, thỉnh thoảng các bạn đảo đều mứt dừa lên cho mứt ngấm đều.
Cứ 500g cùi dừa đã sơ chế, các bạn cho vào 200g đường. Độ ngọt này mình chỉ dùng ở mức độ vừa phải để mứt ngọt thanh nhẹ nhàng và không bám quá nhiều đường sau khi sao khô, nếu các bạn thích vị ngọt đậm thì có thể tăng lượng đường lên 250g - 300g, lúc này mứt dừa sẽ ngọt sắc nhưng khi thưởng thức sẽ rất mau ngán đấy nhé. Trộn đều đường với dừa nạo, để chừng 4-6h cho đường tan hết và cùi dừa ngấm đường. Trong thời gian trộn đường, thỉnh thoảng các bạn đảo đều mứt dừa lên cho mứt ngấm đều.

* Bước 4

Cho toàn bộ phần cùi dừa ướp đường và lá nếp cùng toàn bộ phần nước đường tiết ra trong quá trình ướp vào chảo đế dày và rộng. Tùy vào diện tích của chảo mà các bạn cho lượng cùi dừa vào vừa phải, không cho quá nhiều vào cùng một mẻ vì nhiệt sẽ không đủ nóng trong quá trình sao khô mứt dẫn đến tình trạng mứt dừa chưa khô mà phần đáy chảo đã bị cháy, ảnh hưởng đến chất lượng của mứt dừa. Đun to lửa và đảo đều tay cho mứt nhanh cạn nước.
Cho toàn bộ phần cùi dừa ướp đường và lá nếp cùng toàn bộ phần nước đường tiết ra trong quá trình ướp vào chảo đế dày và rộng. Tùy vào diện tích của chảo mà các bạn cho lượng cùi dừa vào vừa phải, không cho quá nhiều vào cùng một mẻ vì nhiệt sẽ không đủ nóng trong quá trình sao khô mứt dẫn đến tình trạng mứt dừa chưa khô mà phần đáy chảo đã bị cháy, ảnh hưởng đến chất lượng của mứt dừa. Đun to lửa và đảo đều tay cho mứt nhanh cạn nước.

* Bước 5

Khi nước trong chảo bắt đầu cạn, các bạn hạ lửa thật nhỏ, chỉ để ở mức đủ phần đáy chảo nóng già rồi đảo thật đều tay liên tục để đường khô trắng, mứt dừa sẽ khô từ từ cho đến khi mứt bông lên, trắng tinh và những hạt đường nhỏ li ti bám đều một lớp thật mỏng nhẹ trên toàn bộ phần cùi dừa thì tắt bếp và tiếp tục đảo thêm chừng 5-10 phút nữa để mứt khô ráo hoàn toàn.
Khi nước trong chảo bắt đầu cạn, các bạn hạ lửa thật nhỏ, chỉ để ở mức đủ phần đáy chảo nóng già rồi đảo thật đều tay liên tục để đường khô trắng, mứt dừa sẽ khô từ từ cho đến khi mứt bông lên, trắng tinh và những hạt đường nhỏ li ti bám đều một lớp thật mỏng nhẹ trên toàn bộ phần cùi dừa thì tắt bếp và tiếp tục đảo thêm chừng 5-10 phút nữa để mứt khô ráo hoàn toàn.

* Bước 6

Công đoạn làm mứt dừa này các bạn phải chịu khó tỉ mỉ một chút để lửa nhỏ thì mứt dừa mới khô và trắng đều, không nên nóng vội cho lửa to lên để nhanh khô vì lớp đường dưới đáy chảo sẽ rất nhanh cháy khét, làm mứt bị đen và mất đi vị thơm ngon. Nhặt bỏ phần lá nếp lẫn trong mứt dừa rồi cho mứt ra đĩa, chờ thật nguội mới đóng lọ để dùng dần trong dịp Tết. Nếu muốn cuốn hoa hồng cho đẹp thì khi vừa đổ mứt dừa trong chảo ra, mứt còn nóng lên khá dẻo, các bạn dùng tay cuộn sợi mứt thành cuốn tròn, cuốn nhiều vòng và giữ chặt cho đến khi mứt nguội thì sẽ tạo thành hình bông hoa khá đẹp đấy nhé.
Công đoạn làm mứt dừa này các bạn phải chịu khó tỉ mỉ một chút để lửa nhỏ thì mứt dừa mới khô và trắng đều, không nên nóng vội cho lửa to lên để nhanh khô vì lớp đường dưới đáy chảo sẽ rất nhanh cháy khét, làm mứt bị đen và mất đi vị thơm ngon. Nhặt bỏ phần lá nếp lẫn trong mứt dừa rồi cho mứt ra đĩa, chờ thật nguội mới đóng lọ để dùng dần trong dịp Tết. Nếu muốn cuốn hoa hồng cho đẹp thì khi vừa đổ mứt dừa trong chảo ra, mứt còn nóng lên khá dẻo, các bạn dùng tay cuộn sợi mứt thành cuốn tròn, cuốn nhiều vòng và giữ chặt cho đến khi mứt nguội thì sẽ tạo thành hình bông hoa khá đẹp đấy nhé. Công đoạn làm mứt dừa này các bạn phải chịu khó tỉ mỉ một chút để lửa nhỏ thì mứt dừa mới khô và trắng đều, không nên nóng vội cho lửa to lên để nhanh khô vì lớp đường dưới đáy chảo sẽ rất nhanh cháy khét, làm mứt bị đen và mất đi vị thơm ngon. Nhặt bỏ phần lá nếp lẫn trong mứt dừa rồi cho mứt ra đĩa, chờ thật nguội mới đóng lọ để dùng dần trong dịp Tết. Nếu muốn cuốn hoa hồng cho đẹp thì khi vừa đổ mứt dừa trong chảo ra, mứt còn nóng lên khá dẻo, các bạn dùng tay cuộn sợi mứt thành cuốn tròn, cuốn nhiều vòng và giữ chặt cho đến khi mứt nguội thì sẽ tạo thành hình bông hoa khá đẹp đấy nhé.

chú ý: nếu có ảnh bạn có thể click để xem phóng to

Lời khuyên của các chuyên gia về ăn uống

1. Bữa ăn bao gồm các thực phẩm giàu tinh bột

2. Ăn nhiều rau xanh và trái cây

3. Ăn nhiều cá hơn

4. Cắt giảm chất béo bão hòa và đường

5. Trong chế độ ăn uống, hãy ăn ít muối

6. Tích cực vận động và giữ số cân hợp lý

7. Không để cơ thể thiếu nước

8. Không bỏ bữa sáng

Xem thêm
🇻🇳 Việt Nam 🇺🇸 USA 🇮🇩 Indonesia

Copyright © 2024 An Ngon Ne