Rau ngót rừng hay còn gọi là rau sắng, rau mì chính, rau ngót quế. Khác với đa phần các loại rau ở Việt Nam thường là những loại cây nhỏ, thân bụi (thân thảo), cây rau ngót rừng là dạng cây thân gỗ (thân mộc), mọc tự nhiên trên những vách núi đá vôi ở phía Bắc như Hà Tây, Phú Thọ, Lào Cai, Lạng Sơn, Điện Biên, Quảng Ninh. Tháng 3, 4 hằng năm là đỉnh điểm mùa thu hoạch ngọn, lá và hoa rau ngót rừng. Lá, chồi non của cây rau ngót rừng có hàm lượng protit và amino acid cao hơn các loại rau khác. Nấu rau ngót rừng cũng dễ và giống như rau ngót, có thể nấu với thịt, cá, tôm, xương, mọc... nhưng khác là không nấu kỹ mà khi cho rau vào, nước sôi lại phải tắt bếp ngay. Cơ mà với người sành ăn thì rau ngót rừng phải nấu suông thì mới cảm nhận được hết vị ngọt thơm của rau và đạm thực vật.
Đồng bào dân tộc ở phía Bắc còn có món xôi hoa rau ngót rừng (gạo nếp nương nấu cùng hoa rau ngót rừng) làm mê đắm lòng người, hoa rau ngót rừng ngon ngọt gấp nhiều lần lá rau. Cứ bảo người ta có bùa yêu, bùa yêu là đấy chứ đâu, không tin bạn cứ thử ăn xôi hoa rau ngót rừng một lần đi rồi quên đường về xuôi luôn đấy! Hoặc về rồi mà lòng còn vương vấn xôi hoa!🤣
#GlobalApron2024
#Rauxanhthanhmat