Bánh da lợn

Giới thiệu

Đầu bếp :

Chân Chân ( Nhược Tư )

Bánh da lợn

Cô lom khom trong gian bếp tối mờ, mỗi lần uyển chuyển là một lần tơ vương tỏa ra bao quanh căn bếp nhỏ. Mỗi buổi sáng kì diệu đó in hằn vào kí ức tôi một vệt sáng diễm hằng đẹp đẽ tựa khói sương Những năm tháng bên cô êm đềm đến mức mỗi khi vô thức chạm vào tôi lại lặng người đi. Nước mắt đọng mi vì nhớ. Nhớ bàn tay mềm mại đưa tôi miếng bánh nóng hổi cô vừa làm. Thơm ngào ngạt mùi của khu vườn sau nhà, và mãi đến khi lớn lên tôi bíêt rằng thật không có bất cứ ai làm được thứ bánh này ngon hơn bánh cô làm hồi đó. Từng thớ mỏng như đường kẻ, mềm dai vừa độ, béo và mịn mướt trên đầu lưỡi người ăn. Công thức bên dưới là công thức mình sưu tầm. Thành quả cũng rất ngon dù không bằng bánh do cô làm.

Nguyên liệu

50 gr

lá dứa

150 ml

nước lã

100 gr

đường

Hướng dẫn nấu nướng

* Bước 1

– Lá dứa chọn lá bánh tẻ, tươi, không dập nát thì sẽ cho màu đẹp nhất mà không cần sử dụng đến phẩm màu. Lá tươi mua về ngâm nước cho nhả bùn đất, rửa thật sạch. Cắt bỏ phần gốc màu trắng và phần ngọn vàng rồi cắt thành đoạn ngắn. 50g lá dứa sau khi sơ chế cho vào máy xay nhuyễn cùng 150ml nước lã rồi vắt kiệt sẽ cho 150ml nước cốt lá dứa. Với những ai không mua được lá dứa tươi có thể sử dụng pandan paste. Cho 1 chút pandan paste vào 150ml nước đến khi màu xanh và thơm như ý là đuợc

* Bước 2

– Đậu xanh ngâm nước ít nhất 3h cho nở rồi hấp hoặc nấu chín. 100g đậu xanh khi hấp sẽ được khoảng 150g đậu thành phẩm, nếu nấu ướt thì được khoảng 180-200g. Vậy nếu ai dùng đậu nguyên vỏ, có thể dựa vào trọng lượng đậu sau khi nấu để cân đối – Khoai môn gọt vỏ rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi hấp chín. 100g khoai sống sẽ cho thành phẩm 100-120g tuỳ cách hấp hay nấu nước.

* Bước 3

Phần bột xanh – Hoà tan toàn bộ phần nguyên liệu màu xanh với nhau. Lược lại qua rây để loại bỏ những cục bột bị vón. * Phần bột màu – Cho tất cả nguyên liệu vào cối máy sinh tố, xay nhuyễn

* Bước 4

Hấp bánh – Chuẩn bị nồi hấp, cho nhiều nước, đun sôi. Nắp vung lót 1 lớp khăn hặc vải để khi hấp, hơi nước không rõ xuống mặt bánh – Nếu dùng khuôn hấp kim loại thì cần thoa 1 lớp dầu ăn mỏng để chống dính cho khuôn – B1: đặt khuôn hấp vào nồi – B2: đổ 1 lớp bột xanh, đậy vung, vặn to lửa. – B3: khi lớp bột xanh chuyển màu trong (đã chín) thì vặn nhỏ lửa, đổ 1 lớp bột đậu xanh, vặn to lửa trở lại cho bánh nhanh chín – B4: Khi lớp bột đậu xanh (khoai môn) chuyển trong thì đổ tiếp lớp bột xanh

* Bước 5

Cứ tiếp tục như vậy đến khi được số lớp bánh như ý. Chú ý: bánh bắt đầu bằng lớp bột xanh và kết thúc cũng bằng lớp bột xanh. Lớp bột đậu xanh (khoai môn) xen giữa đổ dày hơn lớp bột lá dứa màu xanh. Thời gian để mỗi lớp bột chín trong tuỳ thuộc bạn dùng khuôn to hay nhỏ, đổ lớp mỏng hay dày. Khi nào thăm thấy lớp bánh chuyển sang màu trong là được. VD: mình dùng hộp làm sữa chua để hấp, mỗi lớp dùng thìa ăn phở để đổ thì thời gian hấp mỗi lớp khoảng 5-7 phút

* Bước 6

Hấp chín mỗi lớp nọ mới đổ lớp tiếp theo để tránh trường hợp các lớp chín không đều, Chỉ cần chú ý để nước không rõ vào mặt bánh thì các lớp sẽ dính vào nhau. Dùng khuôn to để hấp sẽ cho bánh hình thức đẹp nhưng thơì gian hấp kép dài sẽ làm cho phần màu xanh bị đổi màu. Hấp bánh khuôn nhỏ sẽ cho màu bánh đẹp, thành phẩm vừa ăn. Bánh sau khi hấp chín để nguội mới lấy khỏi khuôn.

chú ý: nếu có ảnh bạn có thể click để xem phóng to

Lời khuyên của các chuyên gia về về bữa ăn lành mạnh

1. Một nửa khẩu phần ăn là rau và trái cây

2. Thêm protein nạc

3. Đừng quên sữa

4. Bao gồm ngũ cốc nguyên hạt

5. Tránh tiêu thụ quá nhiều chất béo

6. Hãy sáng tạo trong nhà bếp

7. Thử làm món mới

8. Ăn vặt một cách lành mạnh

Xem thêm
🇻🇳 Việt Nam 🇺🇸 USA 🇮🇩 Indonesia

Copyright © 2024 An Ngon Ne