Bếp Hien Dang sáng tác ra một món chè thanh nhiệt ngũ vị cho mùa hè sắp tới. Kết hợp giữa nóng và lạnh để tạo lên một món chè ôn hoà, vừa mát và bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ.
Mủ trôm là mủ nhựa của cây trôm, mủ trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao vì thế ngoài chức năng thanh nhiệt, mủ Trôm còn là vị thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa rất tốt.
Mủ gòn có vị ngọt, tính mát, các thành phần chất rất tốt cho cơ thể, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, ổn định huyết áp, điều hòa đường huyết, mát gan, giải độc, điều tiết lượng đường trong máu ở những người bị tiểu đường.
Tác dụng của hạt é với sức khỏe cũng tương tự như hạt chia, với thành phần chất nhầy và chất xơ trong hạt é rất nhiều nên nó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, giúp phòng chống và điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.
Táo tàu đỏ giúp cho người bị suy nhược thần kinh, huyết áp cao.Người ăn uống kém, căng thẳng, stress, mất ngủ, người bị dị ứng da, viêm gan vàng da.
Long nhãn vị ngọt, tính ôn. Dùng cho các trường hợp lo âu, mất ngủ, ngủ mê, giảm trí nhớ, quên lẫn, loạn nhịp tim, Nhưng do nhãn tính ngọt thơm, ấm, nên đối với người bị bệnh nóng trong thì không nên ăn, nhất là phụ nữ có thai lại càng phải kiêng.
Lưu ý đây là chè mát những phụ nữ có thai không nên ăn.
Mủ trôm rửa sạch ngâm với nước ấm cho nở trắng hết không còn màu vàng nữa là được, đổ ra ray rửa lại cho sạch.
* Bước 2
Mủ gòn rửa sạch ngâm nước ấm từ 2-3 ngày, mỗi ngày thay nước mới. Khi mủ gòn đã nở hết gọt bỏ lớp vỏ nâu sẫm cho sạch, xắt miếng vừa ăn.
* Bước 3
Hạt é ngâm nước ấm vừa cho nở khoảng 5-10 phút đổ ra ray để ráo.
* Bước 4
Táo tầu đỏ và long nhãn rửa sạch.
* Bước 5
Nấu nước sôi, cho long nhãn vào nấu cho nở, mở lửa nhỏ xong cho đường phèn và nêm lại cho vừa theo khẩu vị, tiếp đến cho táo tầu. Nấu cho sôi lại hớt bọt cho sạch rồi để cho nguội mới cho hạt é, mủ trôm và mủ gòn vào.
Bảo quản trong tủ lạnh.
* Bước 6
chú ý: nếu có ảnh bạn có thể click để xem phóng to