Bánh Dày
Đây là loại bánh truyền thống của dân tộc ta nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời xứ sở của người Việt mình trong những ngày đầu xuân . Bánh thường được làm vào lễ hội cổ truyền : Tết Nguyên Dán , ngày 10/3 giỗ tổ Hùng Vương .
Nói đến bánh Dày , bạnh chưng , chắc ai ở Việt Nam không nhớ đến câu chuyện truyền thuyết về đời vua Hùng Vương thứ 6 , nhà vua có 20 người con trai , sau khi đã đẹp xong giặc , đất nước đã yên bình , nhà vua muốn chọn một người con trong 20 người lên nhậm chức thái tử và sau này được nối ngôi vua . Nhân lễ hội , nhà vua liền tổ chức tranh tài giữa các con , mọi người sẽ dâng lễ vật để tế Thiên Vương . Các hoàng tử vội lên rừng xuống biển , tìm những vật quý hiếm , sơn hào hải vị , hòng vừa ý vua cha . Riêng hoàng tử Lang Liêu , từ lâu đã thích trồng trọt , chăm bón , dời sống dân dã , không ham thích đời sống hoàng cung . Chàng nhìn quanh nhà chẳng biết có gì để dâng cúng , và đêm đến , chàng đã được vị thần hiện ra báo mộng : " Hãy lấy gạo , vì gạo là sản phẩm quý nhất , nuôi sống con người " .Sáng ra , chàng nghĩ và bắt tay vào làm , trước tiên làm bánh chưng hình vuông , tượng trưng cho đất . Lấy lá dong gói bánh , bên ngoài là gạo nếp , nhân ở trong là đậu xanh , thịt mỡ . Lá xanh bọc ở ngoài , nhân ở trong ruột bánh , được cột chặt bằng dây lạt là tượng trưng cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái , con cái đoàn kết thương yêu nhau . Để đổi vị , đổi dạng , chàng đã làm bánh dày tròn , trắng , không nhân , bằng gạo nếp ngon , đem đồ vã giã nhuyễn , nặn hình tròn dày chủng 1 đến 2 cm , nhỏ bằng lòng bàn tay , cứ 2 cái thành 1 cặp bánh .
Qua hai loại bánh tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa : trời tròn , đất vuông , đồng thời nhấn mạnh nhắc nhở dân ta về tầm quan trọng của cây lúa nước , về đạo nghĩa hiếu kính . vua Hùng ra lệnh quần thần đem hai thứ bánh lên tế lễ và truyền cho con cháu việc cúng giỗ ngày Tết với hai thứ bánh này .
Đối với người Việt xa xứ , rải rác khắp các Châu , dù công việc bề bộn , không khí Tểt không giống quê nhà , họ cũng cố gắng sắp xếp thời gian để đón Tết Nguyên Đán . Họ cũng tìm mua được cặp bánh chưng , người có điều kiện thì gói bánh , và cố giữ truyền thống văn hóa đạo đức và giải thích cho lớp trẻ sanh ở đây hiểu được ý nghĩa . Với đời sống công nghiệp , thời gian và điều kiện không nhu quê nhà , nhung với lòng thương nhớ , họ đã nghĩ ra những cách làm nhanh , tiện , dơn giản , mà vẫn giữ được nét đặc thù của chiếc bánh và hương vị của nó . Món bánh dày cũng dược cải biến , không còn như Lang Liêu phải lấy cố giã nếp chín cho nhuyễn vất vả nữa , các bạn ạ . Chúng ta sẽ cùng vào bếp thử làm với công thực nảy trong ngày giỗ tỗ Hùng Vương sắp tới nhé !